33 Phong cách thiết kế nội thất không phải ai cũng biết!

Bạn đã biết 33 Phong cách thiết kế nội thất chưa? Có những phong cách nào phù hợp với định ngay từ khi thiết kế? Bạn đã định hình cụ thể cho phong cách thiết kế của mình chưa? Những câu hỏi như vậy luôn cần được giải đáp để bạn định hình cho mình mọi thứ.

Thiết kế nội thất cho một ngôi nhà cũng cần phải có nhiều kiến thức, nhiều hiểu biết về kiến trúc, nội thất, phong thủy. 

Hãy xem những phong cách trong cách phần dưới đây để biết mình hợp nhất với phong cách nào nhé!

1. Phong cách thiết kế nội thất kiểu vintage

Phong cách thiết kế nội thất kiểu vintage

Phong cách vintage là phong cách của những thập niên trước. Những căn phòng thiết kế theo kiểu này nhìn rất cổ điển, sang trọng, nhưng cũng rất là gần gũi. Để có thể thi công theo phong cách này cũng cần có nhiều công sức và thời gian. Đặc biệt là những vật liệu cần phải tìm kiếm khó khăn hơn những nguyên vật liệu thông thường. Những màu sắc thường sử dụng trong phong cách này là màu nâu nhạt, xanh navy hoặc xanh lime,…

Những căn phòng theo phong cách thiết kế này tạo nên sự cổ điển, sang trọng nhưng gần gũi, thân thuộc, ấm áp. Từng chi tiết trong phòng đòi hỏi sự thống nhất, một ít sự cầu kỳ và chau chuốt sử dụng đồ cũ, cổ đế tái chế. Và sử dụng những màu sắc khơi gợi quá khứ.như xanh navy, xanh lime, nâu nhạt,…

Hiện nay cũng có rất nhiều người trang trí nội thất theo phong cách này.

2. Phong cách art & crafts

Phong cách art & crafts

Art & crafts thường sử dụng trong thiết kế nội thất nhà phố. Phong cách này nhấn mạnh về các nguyên liệu tự nhiên, gỗ đặc biệt và được đặc trưng bởi thiết kế đơn giản, tập trung vào các nghề thủ công.

Trong phong cách này vật liệu gỗ được sử dụng nhiều như đồ thủ công, đồ đan tay,…Đồ nội thất là những dạng hình học như hình vuông, hình chữ nhật và octagons. Ghế sofa và các loại ghế khác có tiếp xúc với cánh tay gỗ để dễ dàng vệ sinh, dễ thay đổi theo mùa. Hơn thế nữa, ánh sáng là điều quan trọng trong phong cách này.

Phong cách art & crafts là phong cách lấy cảm hứng từ thiên nhiên cộng với kỹ năng nghề thiết kế. Kết hợp 2 điều đó tạo nên phong cách này và một sự khác biệt nhất định. Đặc điểm của phong cách thiết kế này mang tính linh hoạt. Việc nội thất có thể thay đổi theo mùa, đó là đặc điểm nổi bật nhất, ấn tượng của phong cách này.

3. Phong cách art deco

Phong cách art deco

Art deco – phong cách thường thiết kế theo mảng đồ nội thất. Điển hình như các phần cứng chrome và kính, mặt cong, gương. Phong cách này như là một bước chuyển biến nổi bật và cũng như là tiền đề cho phong cách thiết kế nội thất hiện đại. Phong cách này thường là về họa tiết, hoa văn đa dạng là nét đặc trưng và hướng tới nghệ thuật không gian.

Vật liệu trong phong cách thiết kế này phải chú ý đến việc kết hợp màu sắc chứ không chỉ đơn thuần là sử dụng vật liệu đắt tiền. Nên sử dụng tính tương phản của màu sắc nhiều hơn. Kết hợp giữa các màu chủ đạo như màu đen, trắng, đỏ, crom. Vật liệu đặc trưng cho việc sử dụng ống thép, tấm kính, bê tông, ván ép, đá, crom, nhựa, da. 

Với vẻ đẹp thanh lịch, sang trọng làm tôn lên giá trị nội thất phong cách được nhiều người sử dụng cho đến ngày nay.

4. Phong cách thiết kế nội thất art nouveau

Phong cách thiết kế nội thất art nouveau

Art nouveau không chỉ là một phong cách thiết kế nội thất mà còn là nghệ thuật ứng dụng phổ biến vào những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.

Tính kết cấu, họa tiết, điệu hóa là nét đặc trưng của phong cách này. Thêm vào đó là việc cường điệu hóa của các khối đó cộng với việc sử dụng các đường cong nhất định. Kết hợp với cây cỏ, hoa lá để được hòa hợp với thiên nhiên.

Những vật liệu trong phong cách này thường là bạc, hợp kim thiếc, óng ánh thủy tinh, gỗ. Sử dụng thủy tinh tạo hình sừng động vật, ngà voi là hình ảnh thường xuyên được sử dụng. 

Art Nouveau là phong cách luôn sử dụng những vật liệu mới, gia công bằng máy móc và biểu hiện sự trừu tượng trong thiết kế đơn giản. 

5. Phong cách thiết kế avant garde

Phong cách thiết kế avant garde

Avant garde được xuất hiện ở trong thời kỳ đầu thế kỷ 20. Thời gian này chính là sự kết hợp của phong cách tạo hình và mỹ thuật. Và điều này làm thay đổi tư duy cũng như những phong cách thiết kế, làm cho người thiết kế có tính sáng tạo nhiều hơn. Các kiến trúc sư bắt đầu quan tâm đến công năng nhiều hơn, sử dụng các đường thẳng và các hình học đơn giản, thuần túy để có được những sản phẩm thanh lịch nhưng vẫn đầy ấn tượng.

Khi thiết kế nội thất theo phong cách Avant garde tạo ra sự sang trọng, hoành tráng và thường sử dụng những loại vật liệu đắt tiền như đá cẩm thạch, ván sàn gỗ quý, vải nhung,…

Không gian nội thất được nhấn mạnh làm nổi bật với các màu đen, trắng, đỏ, vàng tươi, xanh đậm.

6. Phong cách thiết kế Baroque

Phong cách thiết kế Baroque

Phong cách Baroque là phong cách thời Phục Hưng của các nước phương Tây, đặc biệt là các nước châu Âu. 

Hình oval là hình chủ đạo của phong cách kiến trúc nội thất này. Ngoài ra cũng có thể nhận biết phong cách này với những cột có kích thước lớn, nhiều tầng, cửa sổ lớn, nửa tròn hoặc hình oval. Phong cách này tạo không gian ấn tượng, luồng ánh sáng được chiếu khắp nơi. Các cấu kết kiến trúc được thiết kế rời rạc, không hoàn chỉnh.

7. Phong cách Bauhaus

Phong cách thiết kế Bauhaus

Bauhaus là phong cách được sáng lập bởi kiến trúc sư Walter Gropius. Phong cách này thiên hướng hoàn toàn về sáng tạo công năng. Phong cách thiết kế nội thất này là những mẫu đơn giản, nhẹ nhàng nhưng rất tiện lợi.

Sử dụng những khối hình học đơn giản và những vật liệu mới. Thẩm mỹ đi kết hợp và đi cùng với chức năng, công năng. Sản phẩm này mang tính hệ thống để sản xuất hàng loạt với giá thành rẻ.

Trước khi bắt tay làm việc phải chuẩn bị nghiên cứu, điều tra, phân tích kỹ thuật và những điều gì phục vụ chính đáng cho cuộc sống. Phải luôn gắn kiến trúc với nhân sinh. Tính hữu dụng chính là nguồn gốc của mọi thiết kế.

Phong cách thiết kế này chỉ tồn tại được thời gian ngắn nhưng tầm ảnh hưởng của nó tác động lên toàn bộ ngành kiến trúc trên thế giới.

8. Phong cách Bazaar

Phong cách Bazaar

Bazaar được kết hợp bởi nhiều phong cách khác nhau như vintage, retro,…theo đó là sự kết hợp màu sắc, kết cầu, tạo nên vẻ đẹp nhẹ nhàng nhưng cũng khá độc đáo. Và phong cách này đáp ứng được nhu cầu của, sở thích cá nhân của mỗi người.

Với màu sắc tươi trẻ, rộn ràng với hoa cỏ thiên nhiên thì với điều này thì nội thất trong phòng của bạn rất xinh xắn, thú vị, nhẹ nhàng, hoa lá, trưng bày cho bộ sưu tập. Kết hợp với đó là màu tính trung sắc, vui tươi, lãng mạn.

9. Phong cách Bohemian

Phong cách thiết kế nội thất Bohemian

Bohemian được sử dụng trong thời gian dài vào khoảng giữa thế kỷ 17. Phong cách kiến trúc này thể hiện sự tự do, phá cách trong thiết kế. Những điều này thu hút sự chú ý mạnh mẽ, các vật liệu thêu đan màu sắc nóng mang lại vẻ quyến rũ và tự do. Đây là phong cách kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Kết hợp với đó là những đồ dùng, phụ kiện. 

Phong cách này phù hợp với những người không thích gò bó, tự do, phóng khoáng hoặc thiết kế cho những không gian cửa hàng, cà phê, cửa hàng.

10. Phong cách Brutalism

Phong cách Brutalism

Brutalism thể hiện được sự sáng tạo theo hơi hướng phương Tây vào những năm 1970. 

Đây là phong cách thô mộc, tạo được khối, và những khối công năng nhỏ được tạo nên mang tính bố cục thẩm mỹ toàn bộ công trình.

Hệ thống modul trong xây dựng được hình thành, sử dụng trong phong cách thi công kiến trúc này. Hình khối đồ đạc mộc mạc là gợi nhớ lại không gian tình hình nước Anh vào những năm cuối thế kỷ 19. Vẻ đẹp chân thực được biểu hiện qua các hệ thống kết cấu, kỹ thuật, được lộ ở bên ngoài công trình, tách khỏi tường và trở thành những chi tiết trang trí cho toàn nhà.

Nguyên vật liệu sử dụng trong phong cách này như thép, xi măng kính và không haonf thiện các bề mặt cả trong lẫn ngoài công trình. Kiến trúc được thể hiện cụ thể trong những vật như bàn gỗ, và các đồ khác trong phòng không sử dụng các lớp hoàn thiện như sơn, dán tường.

11. Phong cách classicism

Phong cách classicism

Classicism (phong cách cổ điển) phong cách bắt nguồn từ châu Âu sau thời kỳ Phục Hưng và ảnh hưởng rất nhiều bởi kiến trúc Hy Lạp. Nhưng phong cách này lại không biểu hiện sự cầu kỳ như phong cách thời Phục Hưng. Với hình khối kiến trúc khỏe khoắn, không khô cứng. Các chi tiết thường thấy kỷ hà, hoa tự nhiên nghệ thuật. 

Với ánh sáng trong nhà tạo nên những hiệu ứng đẹp với không gian thoải mái. Nội thất được sử dụng nhiều gỗ, thảm, tranh, đèn. Thiết kế phòng thoáng, tường dày vì kết cấu gạch chịu lực và cửa chớp. Ngoài ra có thể có thêm cây, hoa để căn phòng thêm nổi bật.

12. Phong cách Colour Block

Phong cách Colour Block

Các khối nhiều màu sắc, gam màu tương phản để tạo ra những sự chú ý ngay lập tức, không khí mới, vui vẻ chính là những đặc trưng của phong cách thiết kế nội thất Colour Block.

Phòng khách có màu vàng, nâu, đen, trắng hoặc màu xanh nõn chuối sẽ tạo nên nhiều sự vui tươi, xinh xắn cho căn phòng của bạn. Tránh việc xung đột màu sắc. Các khối màu nằm ngang hoặc thẳng đứng, có tác dụng kéo dài bức tường cho cảm giác rộng hơn. Phong cách này tạo nên không gian trẻ trung đầy ấn tượng.

13. Phong cách Contemporary

Phong cách Contemporary

Contemporary chính là phong cách đương đại hoặc mang tính tạm thời, mới lạ nhưng cũng rất được chưa chuộng. 

Phong cách kiến trúc này sử dụng những điểm góc cạnh, chi tiết hoa phức tạp, các đường thẳng và không gian làm cho không gian trở nên ấn tượng, đáng yêu từ những điều nhỏ nhất. Người thiết kế nội thất cần phải có kiến thức để tạo nên những khối, mảng nhất định để có sự kết hợp hài hòa nhất có thể. 

Sử dụng các loại thảm để hút ẩm, đồ nội thất để tạo nên điểm nhấn táo bạo hơn. Chú trọng nhiều hơn đến không gian, ánh sáng chiếu đến các góc trong phòng, khe sáng hoặc tạo ánh sáng theo nhiều kiểu. Thay đổi mọi thứ để cải tiến, tạo ra giá trị, đó chính là kiến trúc đương đại. Mặc dù đơn giản đó, mộc mạc đó nhưng cũng có chút phức tạp.

14. Phong cách De Stijl

Phong cách De Stijl

De Stijl đây là một phong cách khá trừu tượng, đây là phong trào từ Nga. Phong cách thiết kế này có ý tưởng về sự thuần khiết và nước hoa văn trang trí.

Các mảng màu thường sử dụng đó chính là vàng, xanh dương, đỏ vàng, sọc màu đen ngang dọc trong nội thất. Cùng với đó là sử dụng phương pháp mảng khối, hình học, cách tân hình khối.

Những cách tạo hình như thế làm cho căn phòng, ngôi nhà của bạn có một không gian đẹp, tươi trẻ. 

15. Phong cách Expressionism

Phong cách Expressionism

Expressionism đó một trào lưu xuất hiện vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Đây là phong cách mà đưa hình thức là vấn đề chủ đạo, còn về phía công năng, kỹ thuật với là các vấn đề tiếp theo. Đây chính là nghệ thuật của sự truyền cảm, nhấn mạnh vào hình ảnh tượng trưng, các hình khối từ xa về gần, cao đến thấp, lồi lõm đủ kiểu.

Phát triển của phong cách này xuất hiện thành 2 hướng riêng biệt. Hướng thứ nhất, người thiết kế đi tìm những hình thức mới. Hướng thứ hai hình thức biểu hiện có nội dung sáng tạo.

16. Phong cách Funky

Phong cách Funky

Đúng như cái tên của nó, phong cách này tạo cảm giác sôi nổi, hấp dẫn bởi những đồ vật trong nhà. Mọi thứ được sắp xếp ngẫu nhiên, phá cách, đặc điểm của nó mang lại sự thoải mái, hiếu kỳ cho người trong căn phòng đó. 

Không gian được khai mở bởi ý tưởng, chào đón, màu sắc đầy ý nghĩa cho gia chủ. Với những màu sắc và sự sắp đặt ngẫu nhiên làm cho phong cách này trở nên ấn tượng.

17. Phong cách Gothic

Phong cách Gothic

Gothic là phong cách tinh tế nhất và được chọn lọc, trau chuốt nhất có thể tạo nên sự tôn quý khi sử dụng phong cách này cho nội thất nhà bạn.

Phong cách thiết kế này có đặc điểm là nó thể hiện những phần kết cấu theo chiều đứng. Cửa sổ kính màu trang trí, trần bọc gỗ, các tranh vẽ,… đó chính là một sự kết hợp đặc biệt.

Những màu sắc được kết hợp với màu hồng, màu tím, màu vàng,… mọi sự được hài hòa nhất có thể. 

Mẫu trang trí tranh ảnh, điêu khắc, kính gương là điều cực kỳ quan trọng. Các thiết kế này đòi hỏi trần nhà cao, cửa sổ lớn, khung kết cấu vững chắc.

Phong cách này có ảnh hưởng quan trọng đến việc tôn lên vẻ sang trọng, đặc sắc của các vấn đề nội thất. 

18. Phong cách Hi-tech

Phong cách Hi-tech

Hi-tech được vận dụng bởi nhiều lĩnh vực với chủ trương tương tác phải được vận dụng dựa trên những công nghệ tiên tiến nhất. Vẻ đẹp kiến trúc của phong cách này chính được thể hiện bởi những vật liệu tân tiến, có tiện nghi cao cấp. Và đặc biệt một điều, các yếu tố liên quan đến nhà hiện đại được tuân thủ chặt chẽ.

Những đường nét của các vật thể mạch lạc và giảm hết các vật thể không cần thiết. Xu hướng cực đoan hóa kỹ thuật và sử dụng các mối nối là chủ yếu. Từ chối tham khảo và áp dụng ý kiến, ngôn ngữ từ những trường phái khác.

Đây chính là một loại “ngôn ngữ” chính yếu cho nền mỹ thuật vào đầu thế kỷ 20. Phong cách thiết kế thực sự rất ấn tượng, rõ ràng, phù hợp với những tính năng của công trình hiện đại. 

19. Phong cách Hollywood

Phong cách Hollywood

Hollywood chính là phong cách có nguồn gốc, lối sống vào thập niên 20 cho đến 40. Điều quan trọng trong phong cách thiết kế này là mang lại một không gian quyến rũ, sang trọng, hào nhoáng.

Những tấm thảm đỏ lấp lánh, quyến rũ, mạng lại cảm giác sang trọng khó lãng quên. Đáp ứng được nhu cầu cho những người có tâm lý thích sự xa hoa, lộng lẫy. Màu sắc của phong cách này được phối rất đa dạng như trong phim điện ảnh.

Có thể nói đây là phong cách thỏa mãn sự hưởng thụ vào nhu cầu giao tiếp của những đối tượng này. Có hơi hướng phô trương một chút, đó là sự điển hình của phong cách này.

20. Phong cách thiết kế nội thất Metallic

Phong cách thiết kế nội thất Metallic

Metallic là phong cách thiết kế sử dụng chủ yếu là kim loại và kết hợp với nó là làm nổi bật không gian trong phòng.

Màu sắc phải đảm bảo tự nhiên và có bề mặt bóng loáng. Những đồ nội thất này được sử dụng hiện đại mà mang lại vẻ bóng bẩy cho không gian nhà bạn. Hình ảnh đó vừa hiện đại, vừa thanh lịch. Thép không gỉ đi với bề mặt tạo gỗ nữa thì quả nhiên là một sự tương phản vừa ấm áp, vừa lạnh lùng. Từ tranh ảnh tới các đồ vật khác được trang trí có bề mặt vàng, bạc tăng thêm sự tinh tế, sang trọng.

Trong không gian căn hộ, mà vẻ lạnh lẽo từ những kim loại mang đến kèm với đó là cảm giác mạnh mẽ, hiện đại, cứng cáp. Mang đến sự an toàn cho người sống trong căn hộ đó.

21. Phong cách Mid Century Modern

Phong cách Mid Century Modern

Mid Century Modern đây là phong cách thân thiết, phản ánh được cảm giác lạc quan. Không gian nội thất kiểu này làm thăng hoa, ấn tượng mạnh mẽ khi ở trong căn phòng.

Đặc điểm của phong cách này xây dựng còn được sơn trắng kết hợp với mảng gỗ ấm áp. Bàn ghế được bố trí tự do, thoải mái nhất có thể. 

22. Phong cách Minimalism

Phong cách Minimalism

Minimalism đúng như tên gọi của nó, nó làm phong phú không gian với những chi tiết trang trí phức tạp. Đi ngược lại với không gian trang trí phức tạp. Phong cách này ảnh hưởng đến phong cách thiết kế nội thất truyền thống. 

Sử dụng những đường nét đơn giản, như các mảng tường, sàn và hiệu quả ánh sáng tốt. Không gian nội thất được đánh giá một cách tổng thể. Phong cách thiết kế này loại bỏ những vật dụng thừa của nội thất trong phòng, tạo sự hài hòa, cân đối.

Hạn chế việc bố trí quá nhiều đồ đạc nội thất trong phòng. Những vật liệu gỗ, bê tông, kính, gạch, nhựa là những vật liệu được sử dụng trong phong cách này. Ngoài ra có thể sử dụng vật liệu thô hoặc vân nhám.

23. Phong cách Modernism

Phong cách thiết kế nội thất Modernism

Modernism đặc điểm của các công trình theo phong cách này là sử dụng sự tương đồng, đơn giản trong bố cục để có được một không gian đẹp. Áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật, phong cách thiết kế thực sự sắc nét, có hình khối mạnh mẽ. Sự độc đáo và dễ thay đổi bên trong ngôi nhà là điều mà không gian này tạo nên. 

Trong phong cách này thì ánh sáng thực sự rất quan trọng. Tạo nên những vẻ đẹp ấn tượng của các hốc tường hoặc khe của các đồ vật cố định. Điểm nhấn nghệ thuật đó là kết hợp các cây xanh với những vật trang trí nhỏ trong phòng. 

Những màu sắc nổi bật, sáng sủa phản ánh sự thanh thoát của những loại vật liệu được trang trí trong phòng.

Những tấm nhôm, lớp mặt ngoài, kính dày chịu lực, thanh kim loại, vách cứng,… là những loại vật liệu được sử dụng trong phong cách này. Với phong cách Modernism thì không gian giao thông và vật liệu được tiết kiệm tối đa. 

24. Phong cách Organic

Phong cách Organic

Đây là một trong những phong cách đặc biệt được lấy cảm hứng từ những hình ảnh gần gũi trong cuộc sống. Đặc trưng của phong cách này chính là đường nét và mảng. Và sự sáng tạo của phong cách này là không dừng, thể hiện sự ngẫu hứng, tự do trong không gian.

Màu sắc nổi bật, ấn tượng, táo bạo, bố cục màu tương phản với các màu bậc 1. Đôi khi cũng là màu của vật thể, có khi là màu do hiệu quả của ánh sáng tạo nên. Vật liệu dễ gọt đẽo, chạm trổ, bồi đắp, đổ khuôn, kéo sợi…

25. Phong cách Pop art

Phong cách Pop art

Pop art là trào lưu nghệ thuật ra đời ở Anh vào thập kỷ 50 của thế kỷ 20 và phát triển rực rỡ nhất tại Mỹ.

Pop art là phong cách hiện đại. Màu sắc, ánh sáng, hình khối, vật liệu được cách điệu từ những vật dụng trong cuộc sống đời thường. Vừa mang tính công năng, thẩm mỹ và cả hiệu quả.

Trường phái pop art có nét đặc trưng chính là màu sắc. Điều này thực sự kích thích thị giác. Pop Art không chỉ dừng lại đó mà nó còn thể hiện tính đa chiều như mạnh mẽ, táo bạo, quyến rũ, lãng mạn,… Nó chính là hiện thân của nghệ thuật đại chúng, có tính nhất thời, hiệu quả kinh tế cao, trẻ trung, phóng khoáng.

Thể hiện sự trẻ trung vừa thể hiện sự hoài niệm nên rất tốt để kết hợp vào những không gian mà có nhiều độ tuổi sử dụng khác nhau.

26. Phong cách Postmodernism

Phong cách Postmodernism

Postmodernism là được sử dụng để mô tả phong trào nghệ thuật hiện đại. Thể hiện quan điểm mỹ học, xóa ranh giới giữa nghệ thuật và đời sống.

Thái độ của chủ nghĩa sau hiện đại trong mỹ học là phi cấu trúc. Phong cách sau hiện đại là khởi đầu từ nghệ thuật kiến trúc, hội họa và các nghệ thuật khác.

Sự gắn bó mật thiết giữa hình dáng, công năng không còn được đề cao. ĐIều đó phản ánh sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật vi điện tử.

Thể hiện được sự dân dã, hào nhoáng. Kết hợp với đó là rực rỡ của màu sắc đối lập với tính đơn điệu về hình thức.

27. Phong cách Queen anne

Phong cách thiết kế nội thất Queen anne

Queen anne là phong cách thiết kế nội thất xuất hiện ngay trong triều đại của nữ hoàng Anne. 

Không gian nội thất tràn đầy thân mật và đơn giản hóa. Gỗ sồi, gỗ thông được ốp phủ sáp, sơn tông màu nâu, xanh lá cây, xám hoặc trắng. Bức tường gỗ được sơn phủ, nhuộm màu thạch cao. 

Đồ nội thất Queen Anne được chạm khắc, cần gỗ, hình quả óc chó. Tủ ngăn kéo theo chiều đứng và gương là phần quan trọng của việc thiết kế nội thất.

Sàn nhà gỗ được trải thảm theo hơi hướng phương Đông và có đá cẩm thạch được sử dụng rất nhiều trong ngôi nhà.

28. Phong cách Renaissance

Phong cách Renaissance

Renaissance là sự hồi sinh của thời kỳ Cổ đại kết hợp với sự tiến bộ của khoa học. Hơi hướng của phong cách hướng đến tự do cá nhân.

Nghệ thuật chiếm vị trí tiên phong trong thời kỳ Phục Hưng vì nó là đặc trưng của văn hóa, con người thời ấy. Con người muốn làm chủ, tái tạo thế giới xung quanh theo tiêu chuẩn của cái đẹp lý tưởng.

Nguyên tắc bố cục của phong cách Phục Hưng với phong cách Gothic hoàn toàn khác nhau. Kiến trúc Phục Hưng nhấn mạnh đến những nguyên tắc tổ hợp và gắn liền với việc thể hiện sức mạnh của con người. Tuy vậy nhưng kiến trúc Phục Hưng và chỗ hình thức chủ nghĩa và thoát ly công bằng.

29. Phong cách retro

Phong cách thiết kế nội thất retro

Retro là phong cách có vẻ nổi tiếng. Bởi có nhiều người quan tâm đến phong cách này hiện nay. Không những đặc trưng bởi nét hoài cổ mà còn thể hiện điều gì đó sành điệu, chịu chơi. Tông màu cho phong cách thiết kế nội thất retro đó chính là màu cam, nâu, đỏ. Còn vật liệu thì luôn chọn những loại vật liệu thông thường như nhung, bọc da, đá ốp,..

Retro là thích hợp với những người yêu thích vẻ đẹp hoài cổ nhưng cách tân, hợp với nhiều loại không gian từ nhà phố. Tùy không gian kiến trúc mà có thể thiết kế cho phù hợp với chức năng của từng phòng.

30. Phong cách Romanticism

Phong cách Romanticism

Romanticism đúng như cái tên của nó là phong cách kiến trúc kết hợp tạo nên cảm xúc lãng mạn. Những nhận thức về cảm xúc giúp con người hiểu được những điều kiện của xã hội. 

Romantics tin rằng để cải thiện điều kiện sống của con người, mọi thứ cần giao tiếp với cảm xúc của bản thân nhiều hơn.

Vật dụng trong phòng được thiết kế khá đơn giản, không cầu kỳ như kiến trúc hiện đại. Mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu đầy nữ tính với những tông màu nhẹ nhàng. Không gian với view rộng, thoáng mát, lãng mạn kết hợp. Ánh sáng ẩm nhẹ nhàng bởi thiết kế các đèn chùm rất thoải mái.

31. Phong cách Shabby Chic

Phong cách Shabby Chic

Shabby Chic lấy nguồn cảm hứng từ những ngôi nhà tại đồng quê nước Anh. Phong cách này chính là sự cân bằng thanh lịch của  đồ cũ, phụ kiện bạc sáng bóng, những tấm vải. Ngoài ra cũng có thể sử dụng những vật dụng mới nhưng làm cho trông như đồ cũ. Đọc đến đây thôi cũng thấy được phong cách này thể hiện sự trang nhã, lịch sự và đơn giản.

Kết hợp với những điều trên là màu sắc tương phản dựa trên các chủ đề khác nhau, tùy thuộc vào sở thích của mỗi người. Vẻ đẹp gắn liền với sự thanh tao, nhã nhặn và phù hợp với những người có chi phí hạn hẹp.

32. Phong cách Streamlining

Phong cách Streamlining

Stream lining phát triển từ phong cách Art Deco. Đặc trưng của phong cách này là những đường cong uốn lượn và hình dạng tương tự sóng biển thực sự quyến rũ. Và thường có những đường nét nhấn mạnh phân vị ngang,  bo tròn các cạnh, góc cửa sổ và tường. Sử dụng tính uốn lượn theo khí động học.

Hình khối thường thấp, trải dài và có hình dáng thon nhằm mục đích giảm sức cản của không khí đối với những vật dụng nội thất. Màu sắc tự nhiên như màu đất, màu be, màu trắng sữa. Còn về vật liệu thì sử dụng các loại gỗ ép, nhựa, tấm kim loại phẳng nhẵn.

33. Phong cách thiết kế Swedish

Phong cách thiết kế Swedish

Swedish là phong cách thiết kế nội thất cổ điển của Thụy Điển. Swedish style rất đơn giản, gọn gàng, cực kỳ phong cách, sang trọng và thiết thực.

Trang trí tường, sàn, trang trí, đồ nội thất được sơn hoặc nhuộm màu nhạt. Bề mặt đồ đạc được nhấn với những màu sắc nổi bật hơn.

Những băng ghế thiết kế đơn giản, tinh tế có đệm đó chính là chiếc ghế sofa. Đây cũng là một nét đặc trưng của Thụy Điển. Sàn thường được sử dụng bằng gỗ và được sơn, nhuộm màu trắng hoặc những màu nhạt. Đến cả tranh ảnh cũng được trang trí nhiều màu trên nền trắng hoặc in rất nhiều hoa nhỏ, hầu như luôn luôn trắng và một màu khác.

Sự sang trọng tinh tế được kết hợp trong phong cách Swedish với một cái nhìn cổ điển ngẫu nhiên tạo ra sự tươi mới. Tuy vậy nhưng nó cũng không kém phần sang trọng, tươi mới, nhẹ nhàng đối với người dân.

33 Phong cách thiết kế nội thất được trình bày một cách khái quát nhất ở trên. Chúc bạn một ngày vui vẻ!

Có thế bạn quan tâm:

Nguồn: https://luxhousehd.vn/

gửi yêu cầu tư vấn

    Bạn ở đâu